Cấu trúc của da: bao gồm những lớp nào và chức năng từng lớp

 

Da là 1 bộ phận cơ thể lớn nhất của con người, chiếm khoảng 15% khối lượng cơ thể. Da gồm khoảng 70% nước, 2% lipid và 25% protein. Da là cơ quan luôn thay đổi trong suốt cuộc đời và tùy theo độ tuổi.

Cấu tạo của da gồm 3 lớp chính: Biểu bì, Trung bì và Mô dưới da (hay lớp mỡ dưới da). Mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp khác cấu tạo nên. Nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi cũng là những thành phần quan trọng trong chức năng tổng thể của da.


                               

 

Biểu bì (Epidermis)

Biểu bì đóng vai trò như hàng rào bảo vệ da khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài như vi khuẩn, độc tố, tránh mất các chất lỏng cần thiết.  Phần biểu bì gồm 5 lớp:

  1. Lớp đáy (Stratum basale): lớp trong cùng của biểu bì và cũng là nơi sinh ra các tế bào keratinocyte.
  2. Lớp tế bào gai (Stratum spinosum): các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng, vốn là các sợi protein. 
  3. Lớp hạt (stratum granulosum): Giai đoạn sừng hóa bắt đầu khiến các tế bào sinh ra các hạt nhỏ. Chúng di chuyển dần lên bề mặt, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
  4. Lớp bóng (stratum lucidium): Các tế bào bị ép nhẹ cho phẳng, giúp bảo vệ da khỏi mất nước (TEWL) và các yếu tố ngoại vi xâm nhập. 
  5. Lớp sừng (stratum corneum): Là lớp ngoài cùng của biểu bì, trung bình có khoảng 20 lớp da và các tế bào da chết (Keratinocytes) đã được dát mỏng, tùy theo vùng da của cơ thể.
    Mỗi tế bào như 1 viên gạch, xếp chồng lên nhau, đan xen vào nhau để tạo ra hàng rào bảo vệ các lớp da bên trong, tuy nhiên chúng cũng bong ra thường xuyên theo thời gian.
    Cuối cùng, lớp sừng là nơi cư trú của các tuyến mồ hôi và các tuyến bã nhờn.
     

 


Những lipid biểu bì gắn kết các tế bào sừng với nhau. Chúng rất quan trọng để tạo nên một làn da khỏe mạnh bằng cách lập nên hàng rào bảo vệ và giữ được độ ẩm cho da. Khi chúng mất đi, da trở nên khô căng và sần sùi.

Nhũ tương: gồm nước và lipid (chất béo) được biết như các màng hydrolipid. Tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động trơn tru nhờ lớp màng này, làn da được mềm hơn và giống như hàng rào chống lại vi khuẩn và nấm.

Phần nước của màng này, như là các acid bảo vệ bao gồm:

  • Axit lactic và một số các amino axit từ mồ hôi
  • Các axit tự do từ dầu
  • Các amino axit, axit cacboxilic pyrrolidine và các nhân tố tạo độ ẩm tự nhiên khác (NMFs)- là nhân tố của quá trình sừng hóa.

Thời gian thay da của một người trung bình khoảng 28 ngày và khoảng 40 nếu sau 40 tuổi.

Trung bì (hay lớp mô liên kết) (Dermis)

Trung bì thì dày, đàn hồi, là lớp giữa của da và bao gồm 2 lớp:

  • Lớp đáy (hay stratum reticulare): là vùng rộng và dày, nơi tiếp giáp với hạ bì.
  • Lớp lưới (hay stratum papillare): được định dạng hình làn sóng và tiếp xúc với biểu bì

 

Phần cấu trúc chính của lớp hạ bì là sợi collagen, sợi đàn hồi (Elastin) và các mô liên kết. Sợi đàn hồi có độ co giãn tốt nên giữ chặt các sợi Collagen đúng vị trí của nó giúp cho làn da độ khỏe mạnh, linh hoạt mang đến sự trẻ trung hơn cho da. Các cấu trúc này thì gắn chặt với một chất như gel (có chứa axit hyaluronic), có khả năng cao trong việc liên kết với phân tử nước giúp duy trì được thể tích của da.

  • Độ dày của trung bì gần như gấp đôi với biểu bì và có chứa:
  • Các thụ thể thần kinh
  • Các mạch máu vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng,
  • Tuyến mồ hôi, tuyến dầu
  • Các nang lông.

 

Lối sống và các nhân tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời và sự thay đổi nhiệt độ có tác động đến số lượng sợi collagen và sợi đàn hồi trong cấu trúc da. Khi chúng ta già đi, sự sản sinh sợi collagen và sợi đàn hồi tự nhiên giảm xuống và chức năng gắn kết với các phân tử nước cũng bị suy yếu. Làn da lúc đó trông có vẻ thiếu săn chắc và nếp nhăn xuất hiện. 

 

 

Trên da có rất nhiều lỗ chứa các nang lông hoăc các tuyến.

Các tuyến bã nhờn, tuyến dầu gắn liền với các nang lông đó là lí do đa số chúng ta hay bị đổ dầu, nhờn ở vùng da chữ T vì đó là nơi có mật độ nang lông dày đặc nhất.

Tuyến mồ hôi được chia làm 2 loạị:

  • Tiết hủy đầu (Apocrine glands): chỉ có ở những vùng có tóc và lông dày như nách, đầu, bộ phận sinh dục. Đầu trên của các tuyến này nhập vào lỗ chân lông. Tuyến loại này khi tiết mồ hôi có rụng thêm các tế bào chất mà trong thành phần có các hợp chất amoniac, axit béo... Chính các vi khuẩn phân huỷ các axit béo này và tạo ra mùi hôi. Chỉ ở 1 số vùng như nách, đầu, bộ phận sinh dục thì tuyến mồ hôi mới nhập với chân lông trước khi lên đến bề mặt da.

 

  • Tuyến mồ hôi ngoại tiết (Eccrine glands): có ở nhiều nơi trên da, tách rời với lỗ chân lông. Nó chỉ tiết ra mồ hôi dạng nước mà không có các tế bào chất bị rụng theo.

 

Mô mỡ dưới da (Subcutaneous fat layer)

Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể. Chúng bao gồm:

  • Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau thành nhóm như  một lớp đệm.
  • Các sợi collagen đặc biệt (được gọi là vách mô hay đường ranh giới): bao gồm các mô liên kết mềm xốp giúp giữ các tế bào chất béo gắn kết  lại với nhau.
  • Các mạch máu lớn giúp nuôi dưỡng các mao mạch ở lớp trung bì bên trên.


 


Tế bào biểu bì tạo hắc tố (Melanocytes): Là loại tế bào quan trọng của thượng bì có chức năng sản xuất sắc tố melanin. Nó quyết định màu sắc của da, tóc, đồng thời giúp bảo vệ da chống lại các tác hại của tia cực tím khi da phải tiếp xúc trực tiếp với tia UV.

 

Tế bào Langerhans: là tế bào trình diện kháng nguyên, nằm ở khắp thượng bì và trung bì. Nó có khả năng miễn dịch nhờ vai trò trình diện kháng nguyên và tang số lượng trong phản ứng tiếp xúc. Đây chính là tiền đồn của hệ thống miễn dịch của tế bào của cơ thể.

 

Tế bào gốc (Stem Cells): nằm ở trong nang lông. Chúng là những tế bào sơ khai và có khả năng phân chia liên tục tạo ra các tế bào trong cơ thể.
Loại tế bào này khác với các tế bào bình thường nhờ hai điểm chính, đó là khả năng tự làm mới và khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác. Cụ thể, chúng là loại tế bào có khả năng tăng sinh không giới hạn trong thời gian dài (self-renewing) và có khả năng biệt hóa (differentiation) thành nhiều loại tế bào có chức năng chuyên biệt.

 

Nguyên bào sợi (Fibrolast cells):  là một loại tế bào sinh học tổng hợp các cấu trúc nền của nền da và collagen, và đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương.

 

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
bài viết liên quan